Tin nổi bật Tin nổi bật

GẶP NHỮNG CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN NĂM XƯA
28/04/2024 | 10:57  | Lượt xem: 11181

Cứ đến tháng 5 là bao ký ức lại ùa về trong tâm trí của những cựu chiến binh “Một thời hoa đỏ”. Với họ, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn là sự tự hào trong câu truyện kể mỗi khi gặp mặt, là kỷ niệm về những người đồng đội nằm lại nơi chiến trường, là ký ức về những trận đánh nảy lửa giành nhau từng tấc đất giữa ta và địch.

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 49 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), Theo chân đồng chí Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh phường, chúng tôi đến thăm ông Nguyễn Trọng, hiện nay đang sinh sống tại số 7 Phan Bôi Châu phường Cửa Nam. Và ông Vũ Xuân Long sinh năm 1936 chiến sỹ Đại đội 606, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 Là đơn vị hỏa lực hỗ trợ cho bộ đội tấn công Cứ điểm Him Lam.

 Năm nay ông Trọng đã 90 tuổi, còn ông Long cũng đã ở tuổi 88. Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng các ông vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, với chất giọng trầm ấm các ông kể cho chúng tôi nghe về chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa với ánh mắt đầy tự hào.

Trước năm 1950 ông Nguyễn Trọng tham gia đội văn công của Trung đoàn 34/ Hà Nam Ninh do đ/c Lưu Hữu Phước sáng lập và đ/c Hà Kế Tấn là Chính ủy.

Theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 1950, ông Nguyễn Trọng lên đường tham gia chiến dịch và nhận nhiệm vụ Thư ký tác chiến của Ban chỉ huy đại đội, liên lạc của đại đội với tiểu đoàn. Đại đội 801, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351, Bộ tư lệnh Pháo binh Là pháo thủ quan trắc của pháo binh đánh Cứ điểm Hồng Cúm.

Thực hiện nhiệm vụ quan trắc, ông Nguyễn Trọng cùng đồng đội công tác tại Đài quan sát pháo binh trung đoàn 45 bí mật cắt rừng, vượt suối, quan sát, đo, kiểm tra cự ly các mục tiêu và chọn vị trí đặt đài quan sát. Mỗi mục tiêu được đo đi đo lại hàng chục lần để bảo đảm độ chính xác

 Cán bộ, chiến sĩ trong đài đều sử dụng thành thạo các thiết bị, đảm bảo thay thế vị trí của nhau khi xảy ra thương vong. Qua pháo độ kính, anh em nhìn thấy rõ toàn bộ hoạt động của địch trong cứ điểm Hồng Cúm.

Lần theo những dòng ký ức ông Trọng kể: Trận Hồng Cúm diễn ra từ ngày 31-3 đến ngày 7-5-1954, nhưng chúng ta thường nhắc nhiều đến sự kiện chiều 7-5-1954, khi lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của quân ta phất cao trên nóc hầm tướng De Castries. Nhưng ít ai nhớ rằng, phải 12 giờ đêm hôm đó, cứ điểm cuối cùng của tập đoàn cứ điểm quân Pháp ở Điện Biên Phủ mới bị tiêu diệt, đó là phân khu Hồng Cúm của quân Pháp. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, Hồng Cúm cùng với Him Lam, đồi A1 là 3 trung tâm đề kháng kiên cố nhất, mạnh nhất của quân đội Pháp. Hồng Cúm là cứ điểm cuối cùng của quân Pháp bị quân ta tiêu diệt trong đêm 7-5-1954, kết thúc trọn vẹn chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân ta.

Tiếp mạch chuyện ông Trọng, ông Long bồi hồi xúc động khi nhớ lại, về lần tham gia trận chiến tại đồi Him Lam, hồi đấy, bộ đội ta vất vả nhưng hăng hái phấn khởi lắm. Cơm ăn chưa đủ no nhưng với ý chiến quyết thắng, nhất là tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ và đặc biệt là đồng chí Võ Nguyên Giáp, người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam nên bộ đội ta đã bám trận địa, ngày tranh thủ nghỉ, đêm tranh thủ đào chiến hào để lấn dần từng tấc đất, tiến sát vào các lô cốt địch. Từng ký ức khốc liệt của chiến dịch điện biên phủ như được hiện rõ nét qua lời kể của ông, với ánh mắt hoe đỏ ông nói về sự hy sinh khốc liệt tại chiến trường, khi chứng kiến xạ thủ số 1 và số 2 trong khẩu đội sung máy của ông lần lượt hy sinh, niềm đau xót và căm thù như hóa sức mạnh ông đa bất chấp hiểm nguy, ôm khẩu súng máy đại liên Macxim. nhằm thẳng quân thù xả đạn hỗ trợ cho bộ đội tấn công. Chỉ trong vòng 5 giờ từ 17g ngày 13/3/1954 đến 23g30 ngày 13/3/1954 trận đánh mở màn của ta tại đồi Him lam kết thúc với thắng lợi của quân ta…

Đến rạng sáng ngày 8/5/1954 tin thắng trận của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã được phát đi, lúc đó chúng tôi mới tin rằng chúng ta vừa đánh thắng giặc Pháp, giải phóng Điện Biên”. Ông Trọng, ông Long bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử mà các ông đã góp phần làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”./.

Bình chọn Bình chọn

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử phường đã đẹp hay chưa?